Cơ Cấu Bộ Máy Chính Quyền Từ Trung Ương Đến Địa Phương Hành_chính_Việt_Nam_thời_Tây_Sơn

Thủ Phủ - Thành Thăng Long, gồm: 1 Phủ,2 Huyện,18 Phường (Xã-Tổng),Phố (Thôn-Lý)

  1. Xứ (Trấn, Phủ), đứng đầu quan Võ có Trấn Thủ (quan Tứ phẩm), đứng đầu quan Văn có Hiệp Trấn (quan Tứ phẩm), bên dưới giúp việc có quan Tham Trấn (quan Ngũ phẩm).
  2. Huyện, đứng đầu có Phân Tri (quan Thất phẩm) và Phân Suất (quan Thất phẩm), giúp việc có Tả Quản Lý và Hữu Quản Lý (quan Bát phẩm).
  3. Tổng (Xã - Phường), đứng đầu có Chánh Tổng (quan Cửu phẩm).
  4. Thôn (Làng - Lý), đứng đầu có Lý Trưởng tức Trưởng Thôn, chuyên phụ trách về hành chính, trưng thu thuế, lương thực,...

Khu vực do Quang Trung Nguyễn Huệ quản lý

Kinh đô

Trung tâm chính quyền đóng ở Phú Xuân, song sau đó vì hoàn cảnh chiến tranh, Quang Trung phải lo đối phó cả hai phía bắc (nhà Thanh) và nam (Nguyễn Ánh), nên ông có ý định chọn Nghệ An làm nơi đóng đô vì đây là trung tâm giữa hai đường ra vào.

Từ trước khi lên ngôi hoàng đế, Quang Trung đã định dời đô ra Lam Thành, Yên Trường đều không thành[5]. Tới khi lên ngôi, ông dự định thiên đô ra vùng đất thuộc Nghệ An, nằm giữa hai núi Quyết (Kỳ Lân) và Mèo (Phượng Hoàng), gọi là Phượng Hoàng Trung Đô. Ông đã tập trung nhiều thợ thuyền chuyên chở gỗ đá, gạch ngói để xây dựng thành tại đây. Phía trước thành có sông Lam chảy qua; thành được xây trên lầu Rồng 3 tầng cùng điện Thái Hòa và 2 dãy hành lang, xung quanh có các đồn, trên núi có kho lúa.

Thành xây dang dở thì Quang Trung qua đời, hành cung chưa kịp đổi tên thành cung điện. Vua nối nghiệp là Quang Toản vẫn tiếp tục ở lại Phú Xuân không xây Phượng Hoàng trung đô nữa[9]. Những dấu vết còn lại ngày nay ở vị trí thành xây dở là dấu thành trong và nền nhà cao 3 bậc ở mặt bắc, thành nam chỉ dài 300 m, thành tây dài 450 m, nền nhà cao mặt bắc cũng chỉ chừng 20 m[9].

Sơn Nam Thượng

Trấn Sơn Nam Thượng gồm có các phủ[10]:

Sơn Nam Hạ

Trấn Sơn Nam Hạ có trung tâm dời từ Phố Hiến sang Vị Hoàng, gồm có các phủ:

Kinh Bắc

Gồm có các phủ[11]:

Sơn Tây

Gồm các phủ[12]:

Hải Dương

Gồm các phủ[13]:

An Quảng

Gồm có 1 phủ[14]:

Lạng Sơn

Gồm 1 phủ[15]:

Thái Nguyên

Gồm các phủ[16]:

Cao Bằng

Tương đương tỉnh Cao Bằng hiện nay, gồm các châu: Thạch Lâm (Hòa An, Nguyên BìnhThạch An hiện nay), Quảng Uyên (Quảng UyênPhục Hòa hiện nay), Thượng Lang (Trà Lĩnh và Trùng Khánh hiện nay), Hạ Lang (Hạ Lang hiện nay)

Tuyên Quang

Gồm có 1 phủ[17]:

Hưng Hóa

Gồm các phủ[16]:

Thanh Hóa Ngoại

Gồm các phủ:

Thanh Hóa Nội

Gồm các phủ[18]:

Nghệ An

Tương đương tỉnh Nghệ AnHà Tĩnh hiện nay, gồm các phủ[21]:

  • Phủ Diễn Châu gồm các huyện Đông Thành (Diễn Châu và Yên Thành hiện nay), Quỳnh Lưu (Quỳnh Lưu và một phần Nghĩa Đàn hiện nay)
  • Phủ Anh Đô gồm các huyện: Hưng Nguyên (Hưng Nguyên hiện nay), Nam Đường (Anh SơnNam Đàn hiện nay)
  • Phủ Đức Quang gồm các huyện Thiên Lộc (Can Lộc hiện nay), Chân Phúc (Nghi Lộc hiện nay), Thanh Chương (Thanh Chương hiện nay), Hương Sơn (Hương SơnHương Khê hiện nay), Nghi Xuân (Nghi Xuân hiện nay).
  • Phủ Hà Hoa gồm các huyện Thạch Hà (Thạch Hà hiện nay), Kỳ Hoa (Kỳ AnhCẩm Xuyên hiện nay).
  • Phủ Quỳ Châu (huyện Quỳ Châu hiện nay), gồm các huyện Thúy Vân và Trung Sơn
  • Phủ Trà Lân gồm 4 huyện Tương Dương (Tương Dương hiện nay), Kỳ Sơn (Kỳ Sơn hiện nay), Vĩnh Khang (một phần Tương Dương hiện nay), Hội Nguyên (tả ngạn sông Lam từ Thanh Chương đến cửa Rào)
  • Phủ Ngọc Ma gồm có châu Trịnh Cao (châu gồm 12 động) thuộc Lào hiện nay
  • Phủ Lâm An chỉ có 1 châu Quỳ Hợp gồm 12 động và 11 sách, vốn là đất Bồn Man nay khoảng huyện Hương Khê Hà Tĩnh và huyện Nakai Khăm Muộn Lào, đầu nguồn của sông Ngàn Sâu[22]
  • Phủ Trấn Biên: thuộc đất Lào hiện nay
  • Phủ Trấn Ninh: gồm 7 huyện: Quang Vinh, Minh Quảng, Cảnh Thuần, Kim Sơn Thanh Vị, Châu Lang, Trung Thuận, đều thuộc Lào hiện nay.

Thuận Hóa

Gồm có kinh thành Phú Xuân và các phủ[23]:

  • Phủ Quảng Bình: gồm các huyện Kiến Lộc (Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình hiện nay), Lệ Thủy (Lệ Thủy hiện nay), Minh Linh (Vĩnh Linh và Do Linh thuộc Quảng Trị hiện nay) và châu Bố Chính (Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình hiện nay)
  • Phủ Triệu Phong gồm các huyện Đăng Xương (Triệu Phong hiện nay), Hải Lăng (Hải Lăng hiện nay), Quảng Điền (Quảng Điền và một phần Phong Điền hiện nay), Hương Trà (Hương Trà và một phần Phong Điền hiện nay), Phú Vang (Hương ThủyPhú Lộc hiện nay), Điện Bàn (Điện Bàn thuộc Quảng Nam hiện nay)
  • Châu Thuận Chính (Bắc Bố Chính và Nam Bố Chính thời Trịnh-Nguyễn phân tranh được hợp lại, tương đương tỉnh Quảng Bình hiện nay)
  • Châu Tỉnh An thuộc Lào hiện nay

Quảng Nam

Gồm các phủ[24]:

  • Điện Bàn gồm các huyện Diên Phúc (Điện Bàn hiện nay), Hòa Vang (Hòa Vang hiện nay), Tân Phúc, An Nông, Phú Xuyên (đều thuộc tỉnh Quảng Nam)
  • Thăng Hoa gồm các huyện Lễ Dương (Thăng Bình hiện nay), Hà Đông (Tam Kỳ hiện nay), Duy Xuyên (Duy Xuyên hiện nay)

Khu vực do Thái Đức Nguyễn Nhạc quản lý

Vùng do vua Thái Đức quản lý gồm có 2 phủ và 1 dinh:

Khu vực do Nguyễn Ánh quản lý

Sau khi được Đỗ Thanh Nhân đưa lên làm chúa, Nguyễn Ánh đã chia địa bàn Nam Bộ do mình quản lý thành các dinh[25][26]:

  • Dinh Tổng Biên, gồm có 1 huyện Phước Long (một phần Bình Phước hiện nay) và 4 tổng: Tân Chánh (ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh hiện nay), Bình An (ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh hiện nay), Long Thành (nam Đồng Nai), Phước An (Bà Rịa – Vũng Tàu và một phần Đồng Nai hiện nay)
  • Dinh Phiên Trấn, gồm có 1 huyện Tân Bình và 4 tổng: Bình Dương (Bình Dương hiện nay), Tân Long (một phần Tiền Giang hiện nay), Phước Lộc (ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh hiện nay), Bình Thuận (Bình Thuận hiện nay)
  • Đổi Dinh Long Hồ làm Hoằng Trấn, gồm 1 châu Định Viễn (Vĩnh Long hiện nay) và 3 tổng: Bình An, Bình Dương, Tân An
  • Thăng đạo Trường Đồn có vị trí quan trọng lên thành dinh Trường Đồn, đến năm 1781 đổi thành dinh Trấn Định, gồm 1 huyện Kiến An (một phần Tiền GiangBến Tre hiện nay) và 3 tổng: Kiến Đăng (phía nam Đồng Tháp và phía đông Tiền Giang hiện nay), Kiến Hưng (phía tây Tiền Giang và Bến Tre hiện nay), Kiến Hòa (phần ven biển của Tiền GiangBến Tre hiện nay)

Sau khi chiếm được Bình Khang và Diên Khánh là vùng lãnh thổ phía nam của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Ánh đặt lại dinh như thời chúa Nguyễn Phúc Khoát:

  • Dinh Bình Khang (Khánh Hòa ngày nay), gồm có phủ Bình Khang, phủ Diên Khánh